Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như chỉ chú trọng cho chất lượng sản phẩm mà lại không đầu tư đến thiết kế bao bì, nhãn mác. Chính do việc tạo ra các thiết kế bao bì sản phẩm đẹp mắt sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng doanh thu và quảng bá thương hiệu một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Các hạn chế dễ nhận thấy về bao bì sản phẩm
Theo nhiều chuyên gia về thương hiệu, bao bì hiện nay thì phần lớn các ông chủ khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có kiến thức rất tốt thậm chí là chuyên sâu về sản phẩm, sản xuất nhưng lại không có kiến thức về thiết kế cũng như loại bao bì. Các doanh nghiệp này cũng chưa ý thức đến vai trò của bao bì đóng góp sản phẩm. Họ nghĩ đơn giản về bao bì là cái gì đó để đựng sản phẩm và trên đó cũng phải có tên thương hiệu, nhãn hàng để khách hàng biết được là sản phẩm gì. Cũng có các doanh nghiệp quan tâm đến bao bì nhưng lại ít có những thiết kế bao bì sáng tạo hướng đến người tiêu dùng.
Phân tích ra thì các doanh nghiệp nhỏ thường xuyên bị hạn chế về nguồn kinh phí, do vậy chưa thể chú trọng vào việc đầu tư cho bao bì. Các doanh nghiệp này phải ưu tiên trả nhiều chi phí cho các hoạt động khác, nên ít khi bao bì được đưa vào 1 trong những ưu tiên hàng đầu của họ.
Trong khi đó, tâm lý chung người tiêu dùng ngoài vấn đề giá cả ra, họ sẽ quan tâm đến chất lượng bao bì có đẹp, bắt mắt hay không.Do rằng khi nhìn vào một bao bì xấu thì vô hình trung khách hàng sẽ nghi ngờ chất lượng sản phẩm bên trong kém, không tốt. Nếu như giữa 2 sản phẩm mà khách hàng chưa bao giờ dùng, một có bao bì đẹp, một cái có bao bì xấu hơn thì khách hàng có xu hương quan tâm đến sản phẩm có bao bì đẹp. Dĩ nhiên khi trưng bày trong tiệm tạp hoá hay ở các siêu thị, trung tâm thương mại…, các bao bì đẹp, bắt mắt sẽ gây được sự chú ý hơn, mang lại nhiều doanh thu và thị phần trưng bày hơn.
Ngoài ra, ngày nay vẫn còn những bao bì thậm chí không đảm bảo được các chức năng cơ bản nhất của bao bì như là bảo vệ sản phẩm bên trong và truyền tải được nội dung sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Những lưu ý để thiết kế bao bì sản phẩm phù hợp
1. Dung lượng: Theo chuyên gia về bao bì sản phẩm, ông Nghĩa – Giám đốc Công ty tư vấn Trương Đoàn, dung lượng chứa bên trong bao bì phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ví dụ: Một doanh nghiệp tư nhân sản xuất bánh kẹo, đựng sản phẩm trong bao bì loại 1kg/gói nhưng trong khi về phía người tiêu dùng lại có nhiều nhu cần 100 hoặc 200 gram, doanh nghiệp sẽ đánh mất 2 nguồn khách hàng này. Từ đó rút ra, đóng gói sản phẩm với trọng lượng phù hợp với nhu cầu chung và giúp khách hàng có được sự thuận tiện khi lựa chọn.
2. Sự tiện lợi: Bao bì phải dễ cầm nắm dễ dàng để mang theo. Hình dáng, chất liệu bao bì phải đáp ứng mục tiêu là người tiêu dùng dễ cầm và hơn nữa dùng hết sản phẩm, tránh dư thừa, lãng phí… Ví dụ như sản phẩm nước bồ kết thuộc cơ sở sản xuất A, bao bì tận dụng loại chai phổ biến có nhiều lằn uốn lượn, nên khách hàng sử dụng sẽ không lấy hết được nước bồ kết ra do bị đọng lại trong các rãnh.
3. Yếu tố môi trường: Bao bì ngày nay cần phải đảm bảo được các yếu tố bền vững, qui chuẩn về bảo vệ môi trường, có nguy hại hay không đối với môi trường và có thể tái sử dụng lại được hay không? Bên cạnh là bao bì có thể đậy, gập, xếp lại được không khi người tiêu dùng mở ra hay để lâu có bị ảnh hưởng đến chất lượng bao gói?
4. Sự nhất quán: Bao bì phải nhắm tới đúng các đối tượng người tiêu dùng. Ví dụ doanh nghiệp muốn bán các sản phẩm dành cho các bạn trẻ ở tuổi teen, trẻ vị thành niên thì bao bì phải thể hiện được điều gì đó về mặt cá tính để các em cảm nhận được sự phù hợp. Hoặc là những sản phẩm tôn lên sự sang trọng, nhắm đến các tầng lớp thu nhập bình quân cao, những người chú trọng tinh tế. Yêu cầu đặt ra khi thiết kế bao bì, cần có sự nhất quán cho cùng 1 loại, 1 dòng sản phẩm.
Hiện nay, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới khởi nghiệp còn quá nghèo nàn về sự đầu tư. Nhiều đơn vị thậm chí chỉ dùng túi PE zipper để đựng sản phẩm và chỉ dán 1 cái nhãn bên ngoài và mặt sau trống thông tin, không có điểm gì nổi bật, thiếu tính thẩm mỹ, không tạo được sự cảm giác mua hàng nơi khách hàng.
5. Làm việc kỹ lưỡng với nhà thiết kế: Phải giao tiếp nhiều với người có chuyên môn phụ trách về thiết kế để có thể truyền đạt lại cho họ các kiến thức, hiểu biết, cái tâm của mình trong từng sản phẩm, về khách hàng mục tiêu,… để từ đó có sự thấu hiểu và thiết kế ra được những bao bì phù hợp nhất. Ngoài ý tưởng của người chủ và thiết kế, cũng cần quan tâm, thu thập nhiều đến các xu hướng, các góp ý của người tiêu dùng để cải tiến bao bì ngày càng đẹp, phù hợp và thân thiện hơn.
6. Thường xuyên tinh chỉnh thiết kế: Bao bì không phải làm 1 lần là xong bỏ qua một bên mà cần phải tinh chỉnh, cải tiến thường xuyên. Qua đó sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm được về sản phẩm của doanh nghiệp luôn có sự đổi mới.
7. Đầu tư ngân sách: Nếu đã được đánh giá là thành phần rất quan trọng cấu thành giá trị của sản phẩm, nên doanh nghiệp phải dành ra các khoản ngân sách để đầu tư, phát triển bao bì của mình.
8. Lắng nghe khách hàng: Khi thiết kế đưa ra các mẫu bao bì thì phải thực sự lắng nghe những nhận xét xung quanh để xem những khách hàng thích hay không thích những chi tiết nào…
Màu sắc trên bao bì cần phải phù hợp với văn hoá tiêu dùng, đặc biệt là văn hoá vùng miền. Ví dụ: Có những vùng, khu vực người dân rất kỵ màu đen và màu trắng vì liên tưởng đến sự tang tóc. Tuy nhiên nếu lại khéo léo và biết cách thiết kế chuyên nghiệp thì 2 màu này sẽ tạo được sự huyền bí, sang trọng cho bao bì.
9. Sự sáng tạo: Phải có sự sáng tạo, cho dù bắt chước tạo ra bao bì tương tự thì doanh nghiệp cũng cần phải đưa vào được những thông tin, hình ảnh độc đáo hơn, mang bản sắc thương hiệu riêng.
10. Tránh kiện tụng: Các doanh nghiệp cần tích cực đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các loại bao bì của mình, qua đó sẽ tránh bị làm giả hay kiện tụng…
Chúng tôi mang đến cho khách hàng giải pháp đóng gói và vận chuyển an toàn nhất cho các sản phẩm của bạn.
Hãy liên hệ với công ty chúng tôi nhé.