Thị trường hóa mỹ phẩm ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi xuất hiện nhiều thương hiệu đa quốc gia (Hàn, Trung, Nhật…). Để tạo nên dấu ấn và thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, bên cạnh chất lượng thì bao bì cũng rất quan trọng.
Bao bì đóng gói tốt không chỉ giúp bảo vệ mà còn tăng nhận diện thương hiệu, tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Bài viết sau chia sẽ chi tiết hơn về những lưu ý với bao bì đóng gói ngành hóa mỹ phẩm, cùng Thuận Phát Hưng khám phá ngay nhé!
Đặc Điểm Bao Bì Ngành Hóa Mỹ Phẩm
So với các sản phẩm khác, hóa mỹ phẩm xếp vào hàng khó bảo quản bởi mỗi loại hóa chất đặc tính khác nhau sẽ có bao bì riêng phù hợp. Dưới đây là một số điểm cơ bản cần có của bao bì hóa mỹ phẩm:
- Bao bì kết cấu chắc chắn, khó bung khi tác động vật lý. Bao bì hóa mỹ phẩm cần có độ bền và khả năng chịu lực, chịu bào mòn nhất định để tránh tình trạng bị vỡ khi vận chuyển.
- Thành phần của bao bì hóa mỹ phẩm không được tạo ra phản ứng hóa học nào làm biến đổi chất hóa mỹ phẩm bên trong.
- Trên bao bì cần cung cấp thông tin đầy đủ tới người tiêu dùng, bao gồm: thương hiệu – nhà sản xuất, thời gian sản xuất – hạn sử dụng, thành phần sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản…
- Tùy theo loại sản phẩm, bao bì hóa mỹ phẩm cần thiết kế khả năng chống độ ẩm, chống nước thích hợp.
- Bao bì cần in ấn sắc nét. Hình ảnh, màu sắc, tên thương hiệu cần độc đáo, phù hợp để khách hàng dễ nhận biết thương hiệu hóa mỹ phẩm.
Lưu Ý Khi Thiết Kế Bao Bì Hóa Mỹ Phẩm
Thiết kế bao bì hóa mỹ phẩm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho marketing. Một thiết kế đẹp, chuyên nghiệp giúp tăng khả năng quảng bá và nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau khi thiết kế bao bì hóa mỹ phẩm:
- Xác định phong cách hướng tới để có cái nhìn tổng quan và nhất quán về thương hiệu.
- Lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu, nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý của khách hàng tốt.
- Lựa chọn hoa tiết thể hiện được tinh thần muốn truyền tải. Với hóa mỹ phẩm phân khúc cao cấp, doanh nghiệp nên sử dụng họa tiết nghệ thuật, sang trọng; khách hàng tầm trung phù hợp với họa tiết năng động, nổi bật…
- Kiểu dáng theo thị hiếu khách hàng mục tiêu: khách hàng trẻ tuổi nên chọn kiểu dáng góc cạnh; khách hàng cao cấp nên hướng đến bao bì chỉn chu và mềm mại…
- Nên lựa chọn font chữ phù hợp với thương hiệu, càng độc đáo càng tốt. Tuy nhiên font chữ sử dụng cũng cần dễ đọc, nhất là phần thông tin.
- Quá trình thiết kế cần phải xem xét quy định để dễ dàng đưa mỹ phẩm ra ngoài thị trường.
Gợi Ý Các Chất Liệu Thường Dùng Làm Bao Bì Hóa Mỹ Phẩm
Nhựa Acrylic
Nhựa Acrylic dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại bao bì đựng kem mắt, kem dưỡng da mặt… Đây là chất liệu cao cấp thường dùng cho các hãng mỹ phẩm đắt tiền.
Ưu điểm nhựa Acrylic:
- Nhựa Acrylic có tính thẩm mỹ cao, chắc chắn với khả năng chống va đập và trầy xước hiệu quả.
- Sở hữu 36 màu sắc bắt mắt như giả kim loại, vân gỗ…
- Có khả năng tái sử dụng tốt, có thể linh hoạt tạo hình nhiều kiểu dáng.
Nhược điểm nhựa Acrylic:
- Nhựa Acrylic tiếp xúc trực tiếp với hóa mỹ phẩm rất dễ nứt nên thường cần dùng nhựa PS, PE làm chén đựng bên trong.
Nhựa PS
Nhựa PS sở hữu nhiều đặc điểm giống với nhựa Acrylic như rẻ hơn, vì thế chất liệu này thường dùng cho các dòng mỹ phẩm từ trung đến cao cấp. Nhựa PS có thể làm bao bì kem chống nắng, serum, kem mắt, lọ đựng mặt nạ…
Ưu điểm nhựa PS:
- Cứng và nhẹ hơn nhựa hơn Acrylic, có thể tiếp xúc trực tiếp với hóa mỹ phẩm mà không gây nên tình trạng nứt vỡ.
- Chất liệu trong suốt, gia công và tạo màu dễ dàng.
Nhược điểm:
- Độ bóng kém hơn nhựa Acrylic.
Nhựa PET
Nhựa PET thường được dùng để làm bao bì các loại nước tẩy trang, dầu gội, sữa tắm… Đây là chất liệu mà các thương hiệu hóa mỹ phẩm hướng tới phân khúc giá rẻ lựa chọn do chi phí thấp.
Ưu điểm nhựa PET:
- Độ bền cao dưới tác động vật lý và môi trường xung quanh.
- Khi rơi vỡ hoặc hư hỏng cũng không gây ra tổn thương lớn.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm nhựa PET:
- Khả năng chịu nhiệt kém.
Thủy tinh
Thủy tinh trong suốt, sáng bóng giúp khách hàng dễ dàng quan sát hóa mỹ phẩm bên trong. Thông thường, nhà sản xuất dùng thủy tinh làm bao bì mỹ phẩm kích thước nhỏ như dầu dưỡng, kem face, mặt nạ…
Ưu điểm thủy tinh:
- Tiếp xúc với hóa chất mà không bị biến đổi các đặc tính.
- Bề mặt trơn láng.
- Thân thiện với môi trường nhờ khả năng tái chế nhiều lần.
Nhược điểm thủy tinh:
- Dễ vỡ khi rơi.
- Chi phí vận chuyển cao do trọng lượng hàng hóa nặng.
Giấy Kraft
Giấy Kraft thường dùng làm vỏ hộp bên ngoài hóa mỹ phẩm. Với mức chi phí phải chăng, giấy Kraft được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Ưu điểm giấy Kraft:
- Có khả năng chịu lực, chịu mài mòn tốt giúp sản phẩm an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Có khả năng hút ẩm giúp cho việc in và giữ thông tin lên bao bì tốt hơn.
- Chịu được vật phẩm có trọng tải lớn.
- An toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường do thời gian phân hủy ngắn.
- Dễ tạo hình và thiết kế cho bao bì bằng túi kraft.
Nhược điểm giấy Kraft:
- Dễ bị tan ra khi dính nước.
- Dễ bị biến dạng khi tác động lực mạnh.
Giấy Offset
Tương tự như giấy Kraft, giấy Offset cũng được dùng sản xuất vỏ hộp hóa mỹ phẩm.
Ưu điểm giấy Offset:
- Cấu trúc 3 lớp chắc chắn: PP dệt, giấy, màng OPP – hạn chế tối đa hư hỏng bao bì trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Hút ẩm, chống thấm nước hiệu quả giúp bảo quản chất lượng sản phẩm tốt.
Nhược điểm giấy Offset:
- Không in được những họa tiết độ khó cao do chất liệu khó in.
Hy vọng những chia sẻ trên về bao bì đóng gói ngành hóa mỹ phẩm sẽ hữu ích cho bạn. Nếu vẫn chưa lựa chọn được sản phẩm phù hợp, liên hệ Thuận Phát Hưng để được hỗ trợ tốt nhất. Là đơn vị sản xuất và phân phối bao bì hàng đầu Việt Nam, chúng tôi cam kết mang đến các giải pháp đóng gói tối ưu nhất!