Bạn đang có nhu cầu sử dụng tấm bìa Carton để đóng gói nhưng còn phân vân:
- Nên chọn tấm bìa mấy lớp?
- Độ dày sóng giấy bao nhiêu là phù hợp?
- Loại nào có độ bền cao nhất?
- …
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại bìa Carton với độ dày mỏng, chất lượng khác nhau. Để chọn được tấm bìa phù hợp với nhu cầu, bạn cần hiểu rõ về các loại lớp và sóng giấy của bìa Carton. Vậy, hãy cùng Thuận Phát Hưng tìm hiểu nhé.
Hiểu Hơn Về Tấm Bìa Carton
Tấm bìa carton (hay còn gọi là tấm carton, giấy carton tấm,…) là loại giấy được cấu tạo bởi các lớp giấy thường và giấy sóng. Tùy vào những lớp giấy bên trong mà tấm bìa carton sẽ độ dày mỏng khác nhau, càng nhiều lớp sóng thì tấm carton càng dày.
Những ưu điểm nổi bật của tấm bìa carton:
- Trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 250g-360g/m2 tùy vào độ dày của tấm giấy.
- Kích thước, độ dày linh hoạt nên người dùng có thể gấp, cắt theo bất cứ hình dáng nào.
- Khả năng giữ form và nâng đỡ tốt, giúp bảo vệ hàng hóa hiệu quả.
- Thân thiện với môi trường, có thể tái chế và dễ dàng phân hủy.
- Giá thành rất rẻ.
Nhược điểm:
- Chống nước, chống ẩm kém.
- Độ bền tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.
Cấu Tạo Và Phân Loại Tấm Bìa Carton
Phân loại theo sóng giấy
Có 4 loại sóng phổ biến được dùng trong tấm carton:
- Sóng A: Là loại sóng có độ cao từ 4.4-4.7 mm, bước sóng dài khoảng 10 mm. Công dụng: giúp giảm trọng lượng khi đóng gói sản phẩm nhờ khả năng phân tán lực tác động lên bề mặt giấy.
- Sóng B: Là loại sóng có độ từ 2.6-2.9 mm, bước sóng khoảng 6 mm. Công dụng: tạo độ chắc và dai hơn cho tấm bìa carton, có tác dụng chịu lực tốt.
- Sóng C: Là loại sóng có độ cao từ 3.6-3.9 mm, bước sóng khoảng 9 mm. Công dụng: giảm lực phân tán và tạo độ dai hơn cho tấm bìa carton.
- Sóng E: Là loại sóng có độ cao từ 1.6-1.9 mm, bước sóng khoảng 3 mm. Công dụng: Chống ngoại lực tốt nhưng do khá mỏng nên chỉ phù hợp với các sản phẩm có trọng lượng nhẹ.
Nếu tấm bìa carton được ghép từ 2-3 loại sóng giấy với nhau thì tên gọi của chúng cũng được ghép tương ứng. Ví dụ: Tấm bìa carton sóng BA, BC, BCB,…
**Bên cạnh sóng A, B, C, E thì còn một số loại sóng mỏng hơn như sóng F, N,… Tuy vậy, do thuộc loại micro carton nên những loại này ít được sử dụng trên thị trường.
Phân loại theo số lớp sóng
Tấm bìa carton được phân loại theo số lớp sóng tức là gồm nhiều lớp giấy gộp lại với nhau:
- Giấy tấm carton 2 lớp: cấu tạo gồm 1 lớp giấy sóng bất kỳ và 1 lớp giấy thường. Loại giấy này được sản xuất theo cuộn, có độ liên kết chắc chắn và ứng dụng rất phổ biến trong đóng gói, làm thùng carton.
- Giấy tấm carton 3 lớp: cấu tạo gồm 1 lớp giấy sóng bất kỳ và 2 lớp giấy thường. Loại giấy này có 2 mặt bên ngoài được làm mịn, đảm bảo độ thẩm mỹ khi sử dụng.
- Giấy tấm carton 5 lớp: cấu tạo gồm 2 lớp giấy sóng bất kỳ và 3 lớp giấy thường. Loại giấy này có độ dày và chắc chắn, có thể sử dụng để đóng gói, làm thùng carton đựng những sản phẩm nặng.
- Giấy tấm carton 7 lớp: cấu tạo gồm 3 lớp giấy sóng bất kỳ và 4 lớp giấy thường. Đây là loại tấm giấy carton dày nhất, có độ bền cao và bảo vệ được tối ưu hàng hóa, sản phẩm.
Trong đó:
- Giấy mặt hay giấy 2 da: là giấy Kraft (nhập khẩu hoặc sản xuất tại các xưởng giấy Việt Nam), đạt những tiêu chí cụ thể về chất lượng.
- Giấy sóng: là giấy thường được in dập sóng A, B, C, E,… theo chuẩn độ cao và bước sóng của từng loại.
Những Ứng Dụng Phổ Biến Của Tấm Bìa Carton
Với nhiều ưu điểm nổi bật cùng đa dạng phân loại, tấm bìa carton được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống:
- Dùng để bao bọc, lót hàng hóa trước khi đóng gói vào thùng, hộp. Tránh trường hợp móp méo, trầy xước sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
- Là thành phần cấu tạo nên các hộp, thùng carton.
- Làm đồ handmade, các mô hình đồ chơi, mô trình trưng bày,…
Lưu Ý Khi Sử Dụng Tấm Bìa Carton
Để đảm bảo chọn mua và sử dụng tấm bìa carton hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn loại bìa carton phù hợp với nhu cầu sử dụng: Bạn muốn dùng tấm bìa carton để làm gì? Bọc lót hàng hóa hay làm đồ handmade? Hàng hóa của bạn là loại nào? Trọng lượng nặng hay nhẹ? Dễ vỡ hay không?
- Với những sản phẩm nhẹ như trái cây, sản phẩm có kích thước nhỏ thì tấm bìa carton 2 lớp là lựa chọn phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. Còn với những dòng sản phẩm nặng, kích thước lớn, yêu cầu khả năng bảo vệ cao thì có thể sử dụng các tấm bìa carton 5,7 lớp.
- Chú ý môi trường sử dụng: Tấm bìa carton không phát huy được tối đa công dụng và không bền khi tiếp xúc với nước. Vì thế, người dùng cần chú ý đến yếu tố môi trường và giải pháp đóng gói khi có nhu cầu sử dụng.
- Chọn mua tấm bìa carton tại những đơn vị uy tín: Nên chọn đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo được chất lượng, độ bền và độ an toàn của tấm bìa carton. Đảm bảo bìa carton không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm được đóng gói.
Thuận Phát Hưng là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp giải pháp bao bì giấy uy tín tại Việt Nam. Sở hữu hơn 18 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cam kết:
- Cung cấp giấy tấm carton chất lượng, đảm bảo các tiêu chí về độ bền, độ nén, độ cứng, không chứa chất độc hại cho người dùng.
- Đội ngũ nhân viên thân thiện, tư vấn kỹ càng, giúp khách hàng chọn được sản phẩm, giải pháp bao bì đóng gói tối ưu.
- Hàng chuẩn quy cách, có chính sách xử lý sự cố kịp thời mỗi khi có phát sinh sản phẩm lỗi.
- Kho xưởng lớn, chấp nhận sản xuất số lượng nhiều để lưu kho giùm cho khách hàng.
- Hệ thống 4 nhà máy lớn tại Việt Nam, tiện lợi và tiết kiệm trong khâu giao nhận hàng.
- Trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm cho các nhà máy bao bì khác nên chính sách giá rất cạnh tranh.
Đặc biệt, Thuật Phát Hưng có chính sách gửi hàng mẫu miễn phí cho các đối tác kiểm tra chất lượng trước khi đặt hàng số lượng lớn. Đem lại sự an tâm nhất cho khách hàng khi lựa chọn.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích, chúc bạn chọn được giải pháp đóng gói phù hợp và tối ưu nhất với tấm bìa carton.