Chất lượng bao bì giấy chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vật liệu, khí hậu, quá trình vận chuyển… Nên chỉ lựa chọn bao bì giấy dựa theo hình thức, kiểu dáng, màu sắc thôi chưa đủ mà cần phụ thuộc vào các tiêu chuẩn đạt sản xuất đạt được.
Các tiêu chuẩn sản xuất giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về bao bì giấy nhờ kiểm tra trong điều kiện đạt chuẩn. Vậy khi mua – sản xuất bao bì giấy nên đáp ứng tiêu chuẩn nào? Cùng Thuận Phát Hưng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu Chuẩn FSC – Tiêu Chuẩn Thân Thiện Với Môi Trường
Tiêu chuẩn FSC là chứng chỉ tự nguyện hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng có trách nhiệm trên toàn cầu. Bao bì giấy đạt chuẩn FSC là loại bao bì sản xuất từ gỗ trồng tại các khu rừng được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt về khai thác, duy trì và trồng mới. Tiêu chuẩn FSC đặt ra 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí vô cùng khắt khe. Các doanh nghiệp cần tuân thủ và cam kết thực hiện lâu dài toàn bộ điều kiện đặt ra thì mới đạt chuẩn.
Nhìn xa hơn, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, thể hiện cái “tâm” và cái “tầm” của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, nhiều đơn vị đã ưu tiên sử dụng cũng như sản xuất bao bì đạt chuẩn FSC.
Tiêu Chuẩn TCVN 7632:2019 – Tiêu Chuẩn Xác Định Độ Chịu Bục
Độ bục bao bì giấy là khả năng chịu lực phân tán của giấy cho tới khi bị rách. Độ bục càng cao thì bao bì giấy càng bền.
Theo tiêu chuẩn TCVN 7632:2019, độ bục vật liệu được xác định bằng phương pháp tăng áp thủy lực các tông xơ sợi nóng và tông xơ sợi cứng có khả năng chịu bục từ 350 kPa đến 5 500 kPa. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các tông hoặc giấy có độ chịu bục từ 250kPa khi sản xuất bao bì giấy chịu bục cao.
Tiêu Chuẩn ASTM D4332 – Tiêu Chuẩn Về Điều Kiện Khí Hậu Cho Các Môi Trường Khác Nhau
Môi trường sản xuất có thể khác với môi trường vận chuyển và hoạt động của bao bì giấy. Việc thay đổi điều kiện môi trường nếu không được kiểm tra và cảnh báo trước dễ ảnh hưởng tới chất lượng bao bì đóng gói như ẩm mốc, cong vênh…
Tiêu chuẩn ASTM D4332 thử nghiệm bao bì giấy ở điều kiện môi trường giả định trong vòng 72 giờ để xem bao bì bị biến đổi tính chất vật lý ra sao. Không gian môi trường giả định mô phỏng các hình thái nhiệt độ lạnh, âm độ, nhiệt độ tăng cao…
Tiêu Chuẩn ASTM D999-08 (2015) – Kiểm Tra Rung Động
Quá trình vận chuyển hàng hóa, việc bao bì bị ảnh hưởng bởi các rung động của phương tiện xe tải, xe bán tải, tàu… không thể tránh khỏi. Thử nghiệm độ rung theo tiêu chuẩn ASTM D999-08 (2015) nhằm đánh giá khả năng chịu rung lắc từ phương tiện của bao bì đặt trong container hàng.
Tiêu chuẩn ASTM D999-08 (2015) đánh giá theo các phương pháp sau:
- Phương pháp A1: áp dụng cho các container lẻ không cố định lên giường phương tiện – thử nghiệm rung lắc, va đập theo chuyển động thẳng đứng.
- Phương pháp A2: áp dụng cho các container lẻ không cố định lên giường phương tiện – thử nghiệm rung lắc, va đập theo chuyển động quay.
- Phương pháp B: kiểm tra cộng hưởng thùng chứa và bao bì riêng lẻ bên trong về khả năng bảo vệ sản phẩm.
- Phương pháp C: kiểm tra khả năng chịu rung lắc, va đập khi xếp bao bì chồng lên nhau.
Tiêu Chuẩn ASTM D642-15 – Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Lực Nén
Tiêu chuẩn ASTM D642-15 là cách thức xác định cường độ nén của bao bì giấy trong quá trình vận chuyển. Độ nén bao bì giấy xác định bằng tấm quay hoặc máy thử kiểu tấm và máy đầm đầu cố định. Tiêu chuẩn ASTM D642-15 là thông tin hữu dụng đánh giá khả năng xếp chồng bao bì hoặc nén bao bì trong không gian nhỏ.
Tiêu Chuẩn ASTM D 5487 – Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Khả Năng Va Đập/ Rơi Vỡ Của Bao Bì
Trong quá trình vận chuyển – phân phối hàng hóa, việc đánh rơi sản phẩm có thể xảy ra. Để hạn chế tối đa tổn thất do hư hỏng bao bì mang lại thì cần kiểm tra khả năng chịu va đập của bao bì. Thay vì kiểm tra bằng phương pháp thả rơi thủ công thì áp dụng tiêu chuẩn ASTM D 5487 giúp đánh giá chính xác về khả năng chịu rơi vỡ/ va đập của bao bì giấy dưới nhiều góc độ.
Để thực hiện bài test ASTM D 5487 cần chuẩn bị máy kiểm tra độ sốc và bao bì dạng túi, trụ.
Tiêu Chuẩn ISO 3036: 1975 – Tiêu Chuẩn Khả Năng Chống Đâm Thủng
Bao bì giấy dễ dàng bị thủng khi chạm vào góc cạnh của thùng hàng trong quá trình vận chuyển. Phương pháp kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO 3036: 1975 mô phỏng những va chạm như vậy nhằm đánh giá lực cần thiết tạo ra lỗ thủng trên bề mặt bao bì giấy.
Để thực hiện bài test ISO 3036: 1975 cần chuẩn bị bao bì giấy, đầu thép nhọn, máy đo độ bền đâm thủng có tay lắc.
Bài viết trên tổng hợp một số tiêu chuẩn sản xuất bao bì giấy cần thiết cho bạn tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm về cách chọn hay muốn mua bao bì chất lượng thì liên hệ với Thuận Phát Hưng.
Chúng tôi mang đến nhiều gói giải pháp bao bì tối ưu cho quý doanh nghiệp với giá thành tốt. Sở hữu dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến nhiều nơi trên toàn Quốc, Thuận Phát Hưng có khả năng cung ứng cho các đơn hàng số lượng lớn, nhanh chóng. Quy trình làm việc chuyên nghiệp từ khâu tư vấn, mua sản phẩm cho tới xử lý đơn hàng lỗi, đơn hàng phát sinh. Chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết.