Để đảm bảo người nhận có thể nhận đúng món hàng thì nhất định người giao hàng cùng chủ món hàng phải tuân theo đúng quy cách đóng gói hàng hóa hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) hiểu một cách đơn giản là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy chiếu trách nhiệm cho những bên liên quan khi có bất cứ sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.
2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa
Đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng đều phải tuân theo một quy định chung. Cụ thể là:
- Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chịu được các tác động lực khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.
- Niêm phong chắc chắn bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển.
- Tùy vào từng loại hàng hóa như hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
- Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói thật cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
- Ghi đầy đủ thông tin người nhận, bao gồm họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh thất lạc.
3. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa
Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa phải dựa theo các tiêu chí sau:
- Công dụng: Bao bì trong và bao bì ngoài.
- Số lần sử dụng: Bao bì sử dụng một lần hay có thể sử dụng nhiều lần.
- Đặc tính chịu nén: Loại bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
- Vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp, thủy tinh, tre nứa…
4. Yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa
Có rất nhiều thùng carton với kích thước khác nhau để bạn lựa chọn
Việc đóng gói hàng hóa, bưu phẩm rất quan trọng nên thùng giấy hoặc bao bì cũng có yêu cầu nhất định.
- Phải đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hình vận chuyển đặc biệt như máy bay, tàu biển, xe tải, hàng rời, container,…
- Có kích thước phù hợp để dễ dàng vận chuyển và bảo quản trên container hay pallet.
- Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển theo đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
- Đảm bảo phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
- Có các ký hiệu trên bao bì đóng gói sản phẩm, hàng hóa đặc biệt tránh hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.
5. Những quy cách đóng gói hàng hóa chi tiết
Phần lớn các loại hàng hóa đều tuân theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa nhưng cũng có quy cách đóng gói hàng hóa riêng cho từng loại.
5.1. Cách đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao
Hàng hóa điện tử thường là máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim và các loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển bấp bênh.
Vì vậy, khi đóng gói hàng hóa phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Rồi dùng băng keo cố định chặt. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp bọc phía ngoài.
Dùng xốp bóng khí cho hàng hóa điện tử
5.2. Hàng hóa là đồ bằng thủy tinh, gốm sứ
Thủy tinh, gốm sứ đều là những mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa với mặt hàng này trước tiên cần sử dụng túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 – 5 lớp và đóng gói trong thùng carton 5 lớp.
Quy cách đóng gói gốm sứ, hàng dễ vỡ
Khi đóng gói loại hàng hóa này vào thùng carton, bạn cần chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch khi vận chuyển. Đồng thời bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ.
5.3. Cách quy cách đóng gói hàng với những thùng hàng to
Đối với các kiện hàng to, sau khi đã gói hàng tỉ mỉ bên trong bằng màng PE và chèn thêm các xốp định hình. Chúng ta cần có vận cố định các thùng hàng lại với nhau, thường sẽ sử dụng thanh V giấy để cố định cả 4 cạnh của gói hàng. Để hàng hóa không bị dịch chuyển, gây đổ vỡ.
Đối với những mặt hàng như bán ghế, tủ,…. cần được bảo vệ các góc cạnh kỹ lưỡng, không thể bị móc méo cũng như xước mẻ,… cần những thanh v giấy để bảo vệ các góc cạnh lại. Sau đó, mới dùng màng PE và mút xốp cố định sản phẩm lại.
Hơn nữa, thanh nẹp giấy được làm hoàn toàn từ giấy nên khối lượng rất nhẹ, lại bảo vệ môi trường xung quanh. Thanh nẹp giấy được biến hóa đa dạng, rất phù hợp cho từng loại sản phẩm, vật dụng cần được che chắn các góc cạnh.
Để thêm phần cẩn thận cho gói hàng, bạn nên dán thêm trên thùng hàng phiếu chú ý hàng dễ vỡ. Điều này sẽ khiến các shipper vận chuyển hàng chú ý hơn với gói hàng của mình, tránh tình trạng quắn hay chọi gây bể vỡ và hư hỏng sản phẩm.
Lưu ý đặc biệt cho những hàng hóa dễ vỡ
6. Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn quy cách đóng gói hàng hóa
Phụ kiện đóng gói trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều, mẫu mã, chủng loại vô cùng đa dạng khiến cho nhiều người đắn đo không làm thế nào để lựa chọn được phụ kiện đóng gói chất lượng, tránh các rắc rối không đáng có.
Trước khi chuẩn bị đóng gói hàng hóa, bạn hãy lựa chọn thùng carton, thùng giấy, bao bì, phụ kiện chắc chắn, đảm bảo các yêu cầu để bảo vệ sự an toàn cho hàng hóa.
Thuận Phát Hưng là đơn vị cung cấp các giải pháp bao bì của tất cả các loại sản phẩm của bạn. Chúng tôi mang lại những sản phẩm đóng gói từ giấy bảo vệ, đảm bảo an toàn cho gói hàng của bạn.
Liên Hệ Thuận Phát Hưng Để Nhận Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết
Hotline: 0907 88 7878