Các sản phẩm nhựa mà chúng ta thường dùng trong cuộc sống được làm từ nhiều loại nhựa đa dạng khác nhau, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về sự khác nhau giữa các loại nhựa PE, PP, PC, PVC, PET.
PE (Polyethylene):
Đặc tính:
– Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
– Chóng thấm nước và hơi nước tốt.
– Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
– Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230 độ C) trong thời gian ngắn.
– Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool, Acêton, H2O2…
– Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Công dụng:
– Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau.
– Sản xuất nắp chai. Tuy nhiên, nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm với nắp đậy bằng PE phải được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
PP (Polypropylen)
Đặc tính:
– Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
– Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
– Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên, nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP là 140oC – cao hơn so với nhựa PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
– Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công dụng:
– Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
– Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
– PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
PVC (Polyvinylchloride)
– Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đã dần bị thay thế bởi các sản phẩm nhựa PE. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng, …
– Trong PVC có chất Vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư, nguy hiểm cho sức khỏe con người. (Điều này được các nhà nghiên cứu phát hiện vào năm 1970)
Đặc tính:
Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau:
– Tỉ trọng: 1,4g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP.
– Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP.
– Có tính dòn, không mềm dẻo như PE hoặc PP. Chính vì thế, để chế tạo các sản phẩm nhựa PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia.
– Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng thời gian.
– Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1ppm ở mức an toàn cho phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành rẻ hơn bao bì nhựa khác.
Công dụng:
– Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản, lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi….
– Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản phẩm thuộc các ngành khác.
PC (Polycarbonat):
Đặc tính:
– Tính chống thấm khí, hơi cao hơn các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET.
– Trong suốt, tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm.
– Chịu nhiệt cao (trên 100oC).
Công dụng:
– Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng.
– Màng PC có tính chống thấm khí, hơi kém, giá thành PC cao gấp ba lần PP, PET, PP nên ít được sử dụng.
PET (Polyethylene Terephthalate):
PET là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ do bởi các tính chất:
– Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
– Trơ với môi trường thực phẩm.
– Trong suốt.
– Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
– Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở mức – 90oC, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC
Công dụng:
– Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas…
Trên đây là những đặc điểm và công dụng của các loại nhựa mà chúng ta thường dùng trong cuộc sống, hi vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hiểu và phân biệt được các sản phẩm nhựa mà hằng ngày chúng ta sử dụng.
>> Xem thêm các bài viết ngành bao bì